Skip to Content

Category Archives: Oil & Gas News

Tổng Giám đốc Petrovietnam khai mở tiềm năng hợp tác, phát triển chuỗi giá trị dầu khí

Từ ngày 15 đến 19/12, nhân chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đoàn công tác cấp cao của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) do Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng dẫn đầu đã có chuỗi gặp mặt và làm việc quan trọng với các đối tác Ấn Độ nhằm thúc đẩy và khai mở toàn diện tiềm năng hợp tác, phát triển chuỗi giá trị dầu khí, nâng tầm quan hệ giữa Petrovietnam và các đối tác Ấn Độ lên tầm cao mới.

Ngày 16/12/2021, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã có buổi làm việc với Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Thyssenkrupp phân nhánh Ấn Độ (Thyssenkrupp Industrial Solutions – TKIS), ông Rajesh Kamath đánh giá kết quả hợp tác giữa hai Tập đoàn đồng thời bàn về các cơ hội mở rộng lĩnh vực hợp tác giữa hai Tập đoàn trong tương lai. 

Toàn cảnh buổi làm việc giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ.

Tại buổi làm việc, hai bên đã nghe ông Lê Cự Tân – Tổng Giám đốc Tổng Công ty phân bón và hóa chất Dầu khí (PVFCCo) báo cáo về dự án xây dựng Nhà máy phân bón NPK công nghệ hóa học đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng công nghệ châu Âu trong đó Thyssenkrupp là Nhà thầu chính trong liên doanh Nhà thầu TkIS -PTSC đã hoàn thành rất tốt gói thầu EPC, đưa nhà máy vào vận hành ổn định từ tháng 8/2018, đạt công suất như thiết kế và trong năm 2021 đã bắt đầu đem lại lợi nhuận. Trong quá trình thi công, ông Lê Cự Tân đánh giá rất cao sự hợp tác của liên danh tổng thầu trong đó Thyssenkrupp đóng vai trò chính, mặc dù tới nay giữa hai bên còn một số điểm nhỏ cần thống nhất nhưng hai bên sẽ nỗ lực hoàn tất quyết toán dự án sớm. 

 Tổng Giám đốc tặng quà lưu niệm cho Tổng Giám đốc Thyssenkrupp Industrial Solutions

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng khen ngợi các bên thực hiện dự án NPK đã đem lại kết quả hoạt động tốt đẹp cho sản xuất và kinh doanh NPK của PVFFCo, đồng thời đề nghị các bên thống nhất và hoàn thành việc quyết toán trong Qúy I/2022.
Về việc mở rộng quan hệ hợp tác phát triển giữa hai Tập đoàn, Tổng Giám đốc Petrovietnam đã giới thiệu sơ bộ về các lĩnh vực hoạt động chính của Petrovietnam cũng như một số hoạch định cho thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực nâng cấp sản phẩm lọc dầu, phát triển hóa dầu, đa dạng hóa các sản phẩm phân bón, hóa chất, xơ sợi và chuyển dịch năng lượng, đều là những lĩnh vực mà Thyssenkrupp có nhiều kinh nghiệm và là tiềm năng phát triển hợp tác cho hai bên.

Đồng tình với quan điểm của Tổng Giám đốc Petrovietnam, TkIS cũng chia sẻ các lĩnh vực hoạt động cốt lõi và hồ sơ năng lực của Tập đoàn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ lọc, hóa dầu, phân bón, xơ sợi, năng lượng xanh với các dự án dẫn đầu xu hướng cả về quy mô, công nghệ trên toàn thế giới; trải dài từ tư vấn, quản lý dự án, thiết kế, thi công xây lắp, vận hành…

Sau khi trao đổi thông tin, hai bên nhất trí có rất nhiều cơ hội có thể khai thác phát triển nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho hai Tập đoàn. Để nhanh chóng triển khai việc hợp tác nghiên cứu xây dựng các cơ hội, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đề nghị hai bên thành lập một Tổ công tác chung để hiện thực hóa mong muốn này. Ông Rajesh Kamath cám ơn đề nghị của Tổng Giám đốc Petrovietnam và rất mong muốn việc hợp tác sớm được tiến hành. 

Ngày 17/12/2021, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã có buổi làm việc trực tiếp với Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC), ông Alok Kumar Gupta. Trong không khí cởi mở và thân thiện, hai bên đã thảo luận về các hoạt động của ONGC tại các dự án trong đó ONGC đang trực tiếp điều hành hoặc tham gia đầu tư tài chính. 

 Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng thảo luận công việc với ông AK Gupta, Tổng Giám đốc ONGC

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh vai trò và sự hiện diện từ rất sớm của ONGC trong các hoạt động dầu khí tại Việt Nam cũng như những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế Việt Nam nói chung và sự phát triển của Petrovietnam. Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng khẳng định ONGC là đối tác quan trọng và Petrovietnam trên cả vai trò đại diện nước chủ nhà và đối tác đầu tư của ONGC, luôn đồng hành và hỗ trợ ONGC tối đa trong duy trì và mở rộng vùng hoạt động trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đề nghị ONGC trong thời gian tới, mạnh mẽ thúc đẩy các hoạt động dầu khí tại các Lô ONGC tham gia, hoàn thành các cam kết công việc trên cơ sở các Hợp đồng Dầu khí đã ký kết. Tổng Giám đốc cũng giới thiệu một số Lô Hợp đồng mở có tiềm năng để ONGC xem xét tham gia, mở rộng vùng hoạt động.

Về phía ONGC, ông AK Gupta cám ơn sự quan tâm của Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng tới đất nước và người dân Ấn Độ; ông khẳng định các hoạt động đầu tư của ONGC tại Việt Nam đã và đang đem lại hiệu quả rất lớn cho ONGC. Chính vì vậy, ONGC luôn đánh giá Việt Nam là thị trường tin cậy và tiềm năng. Ông Gupta khẳng định ONGC rất mong muốn được tiếp tục duy trì sự hiện diện tại Việt Nam và rất cám ơn sự đánh giá cao của Petrovietnam cũng như giới thiệu về các Lô mở để ONGC có cơ hội mở rộng vùng hoạt động, đồng thời cam kết ONGC sẽ sớm hoàn thành các công việc cam kết trong các Hợp đồng Dầu khí đã ký và cử một Tổ chuyên gia trao đổi trực tiếp, cụ thể với phía Petrovietnam để nghiên cứu thông tin, đánh giá tiềm năng dầu khí tại các Lô mở. Ông Gupta nhấn mạnh, ONGC rất cần sự hỗ trợ của Petrovietnam trong thời gian tới để giúp ONGC hoàn thành các mục tiêu duy trì sự hiện diện và phát triển đầu tư tại Việt Nam.

Tổng Giám đốc trao quà lưu niệm của Petrovietnam cho Tổng Giám đốc ONGC.

Ngày 17/12, ngay trước Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã có buổi gặp gỡ, trao đổi công việc với 02 lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Tập đoàn Essar: ông Ravi Ruia – Chủ tịch và ông Prashant Ruia – Tổng Giám đốc điều hành tại Trung tâm hội nghị quốc tế Khách sạn Leela Palace, New Delhi.

 Ông Prashant Ruia, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Essar giới thiệu thông tin tổng quan về Tập đoàn Essar

Giới thiệu với Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng, ông Prashant Ruia cho biết, Essar là Tập đoàn gia đình đa ngành nghề với giá trị thị trường ước tính khoảng 15 tỷ USD và lợi nhuận hằng năm khoảng 2,2 tỷ USD. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu là: dầu khí, bao gồm cả các hoạt động khai thác dầu khí, công nghệ hoá dầu, khí hoá lỏng, phân phối khí hoá lỏng; khai khoáng, luyện kim; công nghệ; phát triển hạ tầng…

Cụ thể về các hoạt động tại Việt Nam, ông Ravi Ruia – Chủ tịch Essar chia sẻ rất tự hào là Nhà thầu Dầu khí tham gia vào hoạt động tìm kiếm thăm dò và đã có phát hiện trữ lượng khí quan trọng tại Lô 114. Phát hiện này có vai trò rất quan trọng đối với Essar trong chiến lược phát triển chuỗi giá trị từ thăm dò – khai thác tới chế biến dầu khí, với cơ hội mang lại giá trị rất lớn cho đầu tư của Essar tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chủ tịch Essar khẳng định, Essar dành rất nhiều ưu tiên cho việc hoàn thiện đánh giá trữ lượng tại mỏ Kèn Bầu để sớm chuyển sang giai đoạn thương mại hóa khai thác, sớm đem lại dòng tiền cho các bên liên quan.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chúc mừng sự thành công của Tập đoàn Essar trong các lĩnh vực hoạt động và đánh giá rất cao sự chủ động, tích cực của Essar trong quá trình tìm kiếm, phát hiện và tới đây là hoàn thành việc thẩm lượng để đưa mỏ khí Kèn Bầu vào giai đoạn thương mại, phát triển. Trên cơ sở những thông tin ban đầu về trữ lượng dự kiến, chất lượng khí và vị trí thuận lợi của mỏ, Petrovietnam hoàn toàn đồng tình với quan điểm sớm hoàn thiện đầy đủ các điều kiện để đưa mỏ khí vào khai thác; làm nền tảng phát triển tổ hợp các ngành công nghiệp đi sau trong chuỗi bao gồm vận chuyển khí, hóa dầu từ khí và phát điện. Tổng Giám đốc Petrovietnam cam kết sẽ làm việc với Người điều hành Lô 114 và Essar để đánh giá, xem xét các điều kiện cần và hỗ trợ hết sức trong phạm vi, tầm ảnh hưởng của Petrovietnam cho phát triển dự án.

Ngoài hoạt động trong lĩnh vực thăm dò – khai thác dầu khí, ông Prashant Ruia cũng chia sẻ các cơ hội lớn trong kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực hóa dầu và giảm phát thải các-bon, trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam và Ấn Độ đã cam kết lộ trình tiến tới cân bằng phát thải các-bon tại Hội nghị COP 26 tại Glasgow vừa diễn ra trong năm. Tổng Giám đốc điều hành Essar cho biết, Tập đoàn đang đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực hóa dầu và tham gia vào những dự án quy mô lớn, mang tầm quốc tế và từ sự tin tưởng trong trao đổi quan điểm kinh doanh với Petrovietnam, Essar sẵn sàng giới thiệu tới Petrovietnam cơ hội tham gia hợp tác cùng Essar trong các dự án quan trọng này.

Bên cạnh các hoạt động chính trên, Essar cũng rất thành công trong đầu tư vào các lĩnh vực khác như khai thác khí mê-tan từ các tập than nằm sâu trong lòng đất, sản xuất xe tải sử dụng nhiên liệu LNG. Đây cũng là các cơ hội tốt Essar muốn chia sẻ với Petrovietnam để tận dụng nhằm gia tăng giá trị thông qua đầu tư vào phát triển các sản phẩm ngách thiết thực với điều kiện kinh tế – xã hội. 

Đánh giá rất cao sự năng động và tầm nhìn của Tập đoàn Essar, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chia sẻ tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược của Petrovietnam có rất nhiều điểm chung với Tập đoàn Essar trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng, chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh trên toàn cầu và sự cần thiết thay đổi trong mô hình kinh doanh của các tập đoàn kinh tế lớn. Nhận định đó mở ra nhiều cơ hội để hai Tập đoàn có thể hợp tác, phát triển các cơ hội đầu tư, kinh doanh cùng nhau. Để ngay lập tức hiện thực hóa các cơ hội này, ông Lê Mạnh Hùng và ông Prashant Ruia thống nhất hai phía sẽ thành lập một Tổ công tác chung để nghiên cứu, khảo sát thông tin của từng bên, nhận diện ngay các cơ hội đầu tư tiềm năng, lên danh mục các cơ hội theo thứ tự ưu tiên triển khai, thực hiện. Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng chính thức mời ông Ravi Ruia và ông Prashant Ruia tới thăm Petrovietnam trong thời gian sớm nhất.

Cùng ngày 17/12, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng tham dự và chứng kiến lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác (MOU) về Nghiên cứu và đào tạo giữa BSR và IOC. IOC là Tập đoàn Nhà nước lớn nhất Ấn Độ và thuộc quyền sở hữu của Bộ Dầu khí và Khí đốt tự nhiên. Lĩnh vực kinh doanh của IOC bao gồm toàn bộ chuỗi hydrocarbon từ lọc dầu, vận chuyển, phân phối sản phẩm tới tìm kiếm-thăm dò, khai thác dầu và khí đốt tự nhiên tới hóa dầu. Ngoài ra, IOC cũng đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào các nguồn năng lượng thay thế và rất mạnh về vận hành các Nhà máy khâu sau với lực lượng nhân viên vận hành tỏa rộng trên toàn cầu. Hiện nay, IOC sở hữu 11/23 Nhà máy lọc dầu, chiếm gần 50% thị phần các sản phẩm xăng dầu của Ấn Độ với doanh số khoảng 80 triệu tấn, sở hữu hơn 32% công suất lọc dầu quốc gia và 71% công suất đường ống khu vực hạ nguồn.

Toàn cảnh lễ ký kết Thỏa thuận Hợp tác về Nghiên cứu và Đào tạo giữa BSR và IOC

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đánh giá cao nỗ lực của hai bên và việc ký kết MOU giữa BSR và IOC hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển của Petrovietnam. Petrovietnam hiện là Tập đoàn đứng đầu tại Việt Nam trong chuỗi giá trị dầu khí, hiện tham gia đầu tư và vận hành hai Nhà máy lọc dầu lớn nhất tại Việt Nam, cung cấp trên 70% nhu cầu của quốc gia. Hoạt động nghiên cứu, đào tạo là nhu cầu cấp thiết và với năng lực, quy mô và vị thế được chứng minh, IOC chắc chắn là một đối tác tin cậy để giúp BSR nâng cao năng lực vận hành, tối ưu chi phí và tìm kiếm phương án phù hợp cho tương lai.

Trong chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tới Ấn Độ lần này, có thể khẳng định Petrovietnam đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, tràn đầy niềm tin và kỳ vọng về tương lai hợp tác giữa Petrovietnam và các đối tác lớn của Ấn Độ.

PetroVietnam

0 0 Continue Reading →

Petrovietnam về đích sớm nhiều chỉ tiêu quan trọng, báo hiệu một năm hoàn thành xuất sắc kế hoạch

Ngày 6/12, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng chủ trì buổi giao ban điều hành sản xuất, kinh doanh thường kỳ tháng 12 năm 2021 trực tuyến với thủ trưởng các đơn vị trong toàn Tập đoàn. Trong 11 tháng năm 2021, Petrovietnam đã về đích trước rất nhiều chỉ tiêu kế hoạch, báo hiệu một năm hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, đóng góp quan trọng cho đất nước trong bối cảnh khó khăn chưa từng có của đại dịch Covid -19.

Tham dự và chỉ đạo buổi giao ban có đồng chí Hoàng Quốc Vượng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn; các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Phó Tổng giám đốc, Trưởng các ban chuyên môn/văn phòng Tập đoàn, cùng lãnh đạo các đơn vị thành viên của Tập đoàn.

 Toàn cảnh các điểm cầu

 Trong tháng 11, cùng với kiểm soát dịch bệnh, mở cửa từng bước nền kinh tế theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất xã hội dần được nối lại trong trạng thái bình thường mới, tình hình kinh tế-xã hội có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, làn sóng đại dịch Covid-19 mới phủ bóng lên triển vọng ngắn hạn khi niềm tin kinh doanh giảm so với tháng trước, những lo lắng về tình trạng sức khỏe cộng đồng, đặc biệt sau khi biến thể Omicron xuất hiện ở nhiều khu vực trên thế giới.

 Giàn BK – 18A mỏ Bạch Hổ

Với Petrovietnam trong tháng 11, có nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Giá dầu thô trung bình giảm so với tháng 10/2021, đặc biệt sau khi biến thể Omicron xuất hiện. Nhu cầu huy động khí để sản xuất điện tiếp tục ở mức thấp do ảnh hưởng của Covid-19, ưu tiên thủy điện và phát triển năng lượng tái tạo, khách hàng công nghiệp tiếp tục chịu ảnh hưởng tác động của dịch Covid-19 buộc phải dừng/giảm sản xuất/duy trì hoạt động cầm chừng. Việc nới lỏng giãn cách xã hội, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đã tăng trở lại, tuy nhiên giá dầu giảm mạnh kéo theo các đầu mối gia tăng chiết khấu để bán hàng, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Trước tình hình đó, với nỗ lực kiên trì vượt khó của cả hệ thống, cùng với phát huy kinh nghiệm, hiệu quả công tác quản trị, điều hành, Petrovietnam tiếp tục ghi nhận kết quả SXKD khả quan, rất nhiều chỉ tiêu quan trọng đang bám sát kế hoạch, đã về đích và có khả năng về đích trước. Trong đó, nổi bật là công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí được triển khai tích cực; có 01 phát hiện dầu khí mới tại giếng khoan Sói Vàng-1X; đưa 03 mỏ/công trình vào khai thác gồm: mỏ Sư Tử Trắng pha 2A và các công trình BK-18A, BK-19. Sản lượng khai thác dầu tháng 11 đạt 0,88 triệu tấn, vượt 9,3% KH tháng 11; lũy kế 11 tháng đạt 9,97 triệu tấn, vượt 2,5% KH cả năm. Đặc biệt, Petrovietnam đã về đích trước thời hạn 39 ngày tổng sản lượng khai thác 9,72 triệu tấn dầu. Sản xuất đạm, xăng dầu, các sản phẩm dầu khí khác cũng bám sát kế hoạch, hướng tới hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra.

Với kết quả đó, Petrovietnam ghi nhận các chỉ tiêu tài chính tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Lũy kế 11 tháng 2021, Petrovietnam nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 84,7 nghìn tỷ đồng, vượt 52% kế hoạch 11 tháng, vượt 36% kế hoạch năm, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020. Tính đến hết tháng 11, có 16 đơn vị hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất cả năm 2021 bao gồm: Công ty mẹ – Petrovietnam, PV GAS, BSR, Vietsovpetro, PVEP, PVOIL, PVFCCo, PVPower, PVCFC, PTSC, PVTrans, PETROSETCO, PVI, PVD, Rusvietpetro và PVMR.

Công tác quản trị đầu tư, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, triển khai chuỗi liên kết giá trị, chuyển đổi số, tái tạo văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam,… đều ghi nhận những kết quả nổi bật. Trong 11 tháng đầu năm 2021, thực hiện tiết giảm chi phí ước đạt gần 2.470 tỷ đồng, bằng 90,6% kế hoạch năm 2021. Đây là cơ sở để Petrovietnam tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19. Tổng kinh phí hỗ trợ toàn Tập đoàn cho Quỹ phòng chống Covid -19 là hơn 770 tỷ đồng. Trong đó, đóng góp cho quỹ vắc xin gần 455 tỷ đồng, hỗ trợ 50 xe cứu thương, 300 máy thở cùng nhiều sự đóng góp khác cho ngành y tế và các địa phương.

Petrovietnam trao hỗ trợ xe cứu thương 

Công tác chuyển đổi số tại Tập đoàn ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ, đi vào thực tiễn. Tại Công ty mẹ – Tập đoàn đang triển khai giai đoạn 1 của Dự án chuyển đổi số, trong đó tập trung vào triển khai các phân hệ ERP cốt lõi tại Cơ quan Tập đoàn. Việc triển khai áp dụng ERP tại Công ty mẹ – Tập đoàn sẽ là định hướng cho các đơn vị thành viên trong công tác chuyển đổi số cũng như lộ trình tích hợp, trao đổi thông tin và dữ liệu giữa Công ty mẹ và các đơn vị thành viên; cũng như triển khai các giải pháp liên quan đến số hóa quy trình nội bộ, quản lý công việc, quản lý nội dung số.

Trong tháng 11/2021, các hoạt động ngoại giao dầu khí cũng diễn ra hết sức sôi động nhân các chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch Nước và Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ.

Đề án tái tạo văn hoá Petrovietnam được đẩy mạnh triển khai và thực hiện đồng bộ với khí thế quyết tâm cao, góp phần tạo sự chuyển biến trong hoạt động SXKD trong toàn Tập đoàn vượt qua những khó khăn, thách thức vô cùng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19. Ngày 5/12, tại Diễn đàn quốc gia thường niên Văn hóa với doanh nghiệp năm 2021 lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam với chủ đề “Tiếp biến văn hóa – Nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế”, Petrovietnam đã được Hội đồng quốc gia xét chọn trên cơ sở bộ tiêu chí theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tôn vinh là 1 trong 10 “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam”.

 Petrovietnam được tôn vinh doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam

Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả hoạt động SXKD tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2021, Ban Tổng giám đốc và lãnh đạo các Ban theo từng lĩnh vực phụ trách đã trao đổi xử lý, giải quyết các khó khăn và đưa ra các giải pháp hỗ trợ các đơn vị thành viên trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư.

Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Hoàng Quốc Vượng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn đánh giá cao nỗ lực của Ban điều hành và các đơn vị thành viên với kết quả rất đáng ghi nhận trong 11 tháng đầu năm, đồng thời đề nghị toàn Tập đoàn tiếp tục cố gắng về đích an toàn, hiệu quả cao nhất. Đồng chí Hoàng Quốc Vượng đưa ra một số dự báo và lưu ý bối cảnh mới trong xây dựng kế hoạch năm 2022, trong đó phải thích ứng với trạng thái bình thường mới vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa đảm bảo hoạt động SXKD. Đồng chí cũng lưu ý về việc đánh giá và xây dựng chiến lược phát triển Petrovietnam trong giai đoạn tới; tham gia tích cực vào quá trình sửa đổi Luật Dầu khí, tiếp tục thực hiện tái cấu trúc; đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng khai thác; rà soát công nợ, tập trung xử lý các dự án khó khăn;… 

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch HĐTV Tập đoàn, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng kết luận, đánh giá tổng quan về kết quả SXKD 11 tháng của Tập đoàn; khẳng định Petrovietnam đã đạt được kết quả khá toàn diện, hoàn thành và hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu quan trọng. Kết quả đó phản ánh nỗ lực rất lớn của cả hệ thống và là một trong những kết quả rất quan trọng, tích cực, trong điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn dưới tác động của đại dịch.

Tổng Giám đốc Petrovietnam kiểm tra hoạt động sản xuất tại nhà máy xơ sợi Đình Vũ

Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, duy trì SXKD và về đích sớm, Tổng giám đốc Petrovietnam yêu cầu toàn Tập đoàn tiếp tục duy trì thực hiện tốt “mục tiêu kép”, phối hợp tổ chức tốt tiêm vắc-xin mũi 3 trong điều kiện cho phép, trang bị thuốc điều trị Covid-19 cho người lao động. Cùng với đó là dự báo tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường cho thời gian còn lại của năm 2021 và năm 2022 nhằm xây dựng các kịch bản, giải pháp để điều hành hiệu quả kế hoạch SXKD; tập trung đẩy mạnh rà soát công tác đầu tư, quản trị danh mục đầu tư, xây dựng kế hoạch tài chính, vốn, kết hợp với SXKD để xây dựng kế hoạch dòng tiền cho giai đoạn tới; Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện tốt Đề án Tái tạo văn hóa Petrovietnam với phương châm hành động “Đoàn kết – Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả”, xây dựng Petrovietnam phát triển ổn định và bền vững.

PVN

0 0 Continue Reading →

Petrovietnam tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác Chuyển đổi số và ERP

Ngày 6/10, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đã chủ trì buổi làm việc “Cập nhật công tác triển khai Chuyển đổi số và ERP của Petrovietnam”.

Cùng dự buổi làm việc có các Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, lãnh đạo các Ban/Văn phòng Tập đoàn, đại diện các đơn vị tư vấn Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam (EY Việt Nam) và Công ty cổ phần Thiết bị và Truyền thông (NGS).

Toàn cảnh buổi làm việc

Thay mặt bộ phận thường trực của Ban Chỉ đạo công tác Chuyển đổi số và Ban triển khai ERP, Chánh Văn phòng Petrovietnam Trần Bình Minh đã báo cáo công tác triển khai và thực hiện Chuyển đổi số và ERP tại Cơ quan Tập đoàn trong thời gian hai tháng qua, cùng kế hoạch, tiến độ triển khai trong thời gian tiếp theo.

Đối với công tác Chuyển đổi số, tư vấn của dự án “Tư vấn xây dựng Chiến lược Chuyển đổi số Petrovietnam” đã hoàn thiện Báo cáo khảo sát đánh giá hiện trạng Chuyển đổi số, các nhóm giải pháp số, DCoE…; tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác truyền thông và đào tạo về Chuyển đổi số; triển khai các hạng mục liên quan Chuyển đổi số 2021 theo kế hoạch được phê duyệt.

Những mục tiêu tiếp theo của dự án “Tư vấn xây dựng chiến lược Chuyển đổi số Petrovietnam” là hoàn thiện Chiến lược và lộ trình chuyển đổi số cho Petrovietnam trong giai đoạn 2021 – 2025. Petrovietnam sẽ tiếp tục phối hợp với chuyên gia, đối tác tăng cường đào tạo và truyền thông về chuyển đổi số cho Petrovietnam, xây dựng trang thông tin riêng về Chuyển đổi số & ERP của toàn Tập đoàn và tiếp tục triển khai các dự án Chuyển đổi số thành phần.

Ông Trần Bình Minh – Chánh Văn phòng Tập đoàn báo cáo tiến độ triển khai Đề án Chuyển đổi số và ERP của Petrovietnam

Đối công tác triển khai ERP, gói thầu “Tư vấn Hệ thống Quản trị nguồn nhân lực và quản lý công tác đào tạo” hiện chuyển sang giai đoạn đánh giá lựa chọn nhà thầu; dự án “Triển khai Hệ thống Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1” đã hoàn thiện công tác bàn giao bản quyền phần mềm, hạ tầng công nghệ thông tin, phần dịch vụ triển khai đã hoàn thành giai đoạn “Chuẩn bị và khảo sát” vào ngày 31/7 và hoàn thiện báo cáo khảo sát hiện trạng vào ngày 30/9; hoàn thiện hội thảo vòng 1 của giai đoạn Phân tích và Xây dựng “Quy trình nghiệp vụ tương lai” vào ngày 15/9. Mục tiêu tiếp theo của dự án đó là hoàn thiện giai đoạn phân tích và xây dựng quy trình nghiệp vụ; thiết lập và cấu hình hệ thống SAP ERP; triển khai các phân hệ Core Tài chính – Kế toán, Hợp nhất báo cáo tài chính, quản lý danh mục đầu tư, báo cáo quản trị, lập kế hoạch ngân sách…

Tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự đã trao đổi, góp ý đối với tiến độ triển khai các gói thầu Chuyển đổi số và ERP của Tập đoàn; về mô hình cấu trúc tổ chức tổng thể ERP với 3 nhóm cho khối cơ quan và các đơn vị trực thuộc, đặc biệt với Chi nhánh PPSP Nghi Sơn và Chi nhánh phát điện Dầu khí (chuẩn bị được thành lập); trao đổi về việc thành lập Cổng thông tin điện tử (ERP PORTAL) để trao đổi thông tin giữa hệ thống ERP với các nguồn dữ liệu/đối tượng cung cấp dữ liệu ngoại vi; về kế hoạch triển khai dự án ERP và dự án Tư vấn Chuyển đổi số của Tập đoàn trong thời gian tới; đồng thời làm rõ, đề xuất phương án tháo gỡ những khó khăn, tiến độ triển khai các gói thầu liên quan đến Chuyển đổi số và ERP tại các Ban/Văn phòng Tập đoàn.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng phát biểu kết luận buổi làm việc

Phát biểu kết luận, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực, tính nghiêm túc của các đơn vị tư vấn, công tác quản lý, phối hợp và triển khai dự án của các Ban/Văn phòng. Tổng Giám đốc nhấn mạnh, thời gian qua cả hai dự án thực hiện công tác triển khai gặp rất nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cán bộ Tập đoàn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ phát sinh do ảnh hưởng dịch bệnh nhưng Petrovietnam không được dừng, phải tiếp tục thúc đẩy quá trình Chuyển đổi số. Chính vì vậy, với dự án “Tư vấn xây dựng Chiến lược Chuyển đổi số PVN” cần phải rà soát kế hoạch, tiến độ từng bước để tạo ra sản phẩm cụ thể, hiệu quả; yêu cầu đơn vị tư vấn cùng các Ban Chỉ đạo dự án cần trao đổi xem xét đưa ra những mô hình thiết thực, cụ thể nhất trong việc xây dựng Chiến lược và Lộ trình Chuyển đổi số Petrovietnam; đẩy mạnh kế hoạch đào tạo, truyền thông về các nội dung, chiến lược, tầm nhìn, mô hình, kết quả thực hiện công tác Chuyển đổi số.

Đối với dự án ERP của Tập đoàn, nhà thầu tư vấn cần phối hợp với đội dự án cập nhật kế hoạch cụ thể, chi tiết, khả thi, đặc biệt công tác chuyển đổi số liệu quá khứ phải đảm bảo thật chất lượng, không phát sinh vấn đề sau khi đi vào vận hành; cần lưu ý về quy trình phối hợp cung cấp, kiểm tra, giám sát dữ liệu, số liệu giữa các Ban/Văn phòng, giữa Petrovietnam với các đơn vị thành viên; bổ sung công việc xây dựng Cổng thông tin điện tử ERP (ERP PORTAL) vào phạm vi dự án: tập trung xây dựng chiến lược chuyển đổi dữ liệu vào Hệ thống ERP.

Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng cũng yêu đơn vị tư vấn cần thường xuyên cập nhật thông tin, ý kiến trao đổi của lãnh đạo Tập đoàn, các Ban/Văn phòng tại buổi làm việc, có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp để triển khai các dự án hiệu quả, đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu đề ra.

PVN

0 0 Continue Reading →

Petrovietnam tổ chức tọa đàm với các đơn vị thành viên, đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)

Ngày 8/10, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Ngọc Sơn đã chủ trì buổi tọa đàm với các đơn vị thành viên, công ty điều hành và ban điều hành các dự án, lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi).

Tại buổi tọa đàm, đại diện Ban Pháp chế và Kiểm tra Tập đoàn đã giới thiệu về Kế hoạch xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) và Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi). Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) sẽ bao gồm 10 chương và 69 điều. Trong đó, tập trung vào các nhóm chính sách quan trọng trong Dự thảo như: Hoàn thiện các quy định liên quan đến hợp đồng dầu khí; Quy định việc thực hiện dự án dầu khí theo chuỗi từ tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, xử lý; Quy định về ưu đãi đầu tư dầu khí và đặc biệt ưu đãi đầu tư dầu khí; Quy định về các bước triển khai dự án trong hoạt động dầu khí; Quy định việc cho phép bên thứ ba tiếp cận các cơ sở hạ tầng có sẵn của Ngành Dầu khí… Đây là những nhóm chính sách hiện chưa được điều chỉnh và/hoặc quy định chưa đầy đủ trong Luật Dầu khí hiện hành, có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động dầu khí.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Theo dự kiến, Luật Dầu khí (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và trình Quốc hội ban hành tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022). Trước đó, ngày 23/9/2021, Bộ Công Thương có Công văn số 5839/BCT-DKT gửi xin ý kiến các cơ quan, Bộ ngành, các đơn vị về Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) và Dự thảo Tờ trình Chính phủ, nội dung các Dự thảo này được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Website của Bộ Công Thương. Bộ Công Thương yêu cầu các cơ quan, Bộ ngành và các tổ chức, các nhân có ý kiến về Dự thảo trước ngày 20/10/2021 (góp ý của các tổ chức, cá nhân gửi về Bộ Công Thương và/hoặc trực tiếp trên website Chính phủ). Petrovietnam cũng đã gửi các công văn cho các đơn vị thành viên, công ty điều hành, ban điều hành và các nhà thầu dầu khí để góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi).

Các điểm cầu trực tuyến

Đại diện các đơn vị, công ty điều hành, ban điều hành đã tích cực trao đổi, thảo luận, đưa ra các thắc mắc về các điểm trong Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), cũng như cho ý kiến đối với các nội dung chưa hợp lý, cần phải bổ sung để hoàn thiện, tạo cơ sở, hành lang pháp lý, góp phần cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí. Đặc biệt, các cơ chế, chính sách đối với từng đơn vị, công ty điều hành, ban điều hành tham gia trực tiếp vào các hoạt động trong chuỗi giá trị tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các dịch vụ liên quan.

Phát biểu kết luận tọa đàm, Phó Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến, đề xuất, góp ý cho Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) của các đơn vị, công ty điều hành, ban điều hành.

Phó Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn phát biểu kết luận

Lãnh đạo Tập đoàn nhấn mạnh Luật Dầu khí (sửa đổi) sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp trong Tập đoàn, đây là việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng, phù hợp với bối cảnh mới để loại bỏ các bất cập, vướng mắc phát sinh, đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí. Vì vậy, các đơn vị cần tập trung có ý kiến góp ý để có thể đảm bảo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Phó Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn cũng kêu gọi các tập thể, cá nhân từng người lao động trong các đơn vị thành viên trong toàn Tập đoàn tiếp tục nghiên cứu, đóng góp ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét thông qua, từ đó tạo cơ sở, hành lang pháp lý thuận lợi, hiệu quả cho các hoạt động dầu khí.

PVN

0 0 Continue Reading →

PetroVietnam: Khó khăn không chỉ từ dịch bệnh Covid-19

8 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) đề ra. Đặc biệt, thông tin với báo chí, Bộ Tài chính cho biết: “Trong khi các nguồn thu nội địa, thu từ xuất nhập khẩu đạt mức thấp so với dự toán thì thu ngân sách từ dầu thô 8 tháng vẫn ghi nhận kết quả tích cực, đạt 25,7 nghìn tỷ đồng, bằng 111% dự toán, tăng 0,9% so cùng kỳ”.

Đối diện khó khăn

Ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư ở trong nước từ ngày 29/4/2021, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã ý thức rất rõ mức độ nghiêm trọng do biến thể mới Delta vô cùng nguy hiểm. Tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 đã dẫn đến nhiều tỉnh, thành áp dụng biện pháp giãn cách xã hội phạm vi toàn địa bàn trong đó có nhiều tỉnh, thành lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ – nơi có nhiều công trình, dự án, nhà máy dầu khí hoạt động; nhiều địa phương siết chặt thêm các biện pháp phòng dịch như hạn chế đi lại, tạm ngừng các hoạt động không thiết yếu… đã ảnh hưởng nặng nề, toàn diện đến hoạt động SXKD và đầu tư của Petrovietnam ở cả 05 lĩnh vực hoạt động chính, trong đó các lĩnh vực: lọc hóa dầu và phân phối sản phẩm dầu khí; công nghiệp khí; công nghiệp điện; dịch vụ dầu khí chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề nhất. 

Chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn, đứt gãy, lưu thông hàng hóa, sản phẩm, nguyên nhiên vật liệu của các đơn vị đã gặp khó khăn do nhân lực, phương tiện vận chuyển phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch chặt chẽ như xét nghiệm PCR, cách ly trước và sau khi di chuyển ra khỏi các tỉnh, thành…

Kiểm tra hệ thống điều khiển 

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khí, điện, xăng dầu và hóa dầu suy giảm mạnh do giãn cách xã hội và siết chặt giao thông; tồn kho sản phẩm cao dẫn đến các nhà máy lọc dầu đã phải giảm công suất, nguy cơ dừng sản xuất trong thời gian tới là rất lớn, cụ thể: sản lượng khí khô cung ứng và tiêu thụ 8 tháng đầu năm 2021 giảm 15% so với với cùng kỳ năm 2020; kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa chất, phân bón đều giảm mạnh so với cùng kỳ; tồn kho xăng dầu của các nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn tăng cao dẫn đến phải giảm công suất xuống mức tối thiểu và đứng trước nguy cơ phải dừng hoạt động.

Công tác tổ chức làm việc kéo dài ngoài biển và ở nước ngoài (Malaysia, Brunei, Quarta…); việc nhập cảnh chuyên gia nước ngoài vào các nhà máy, công trình dầu khí gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm như Sông Hậu 1, Thái Bình 2,… ảnh hưởng tiến độ bảo dưỡng tổng thể, sửa chữa tại một số nhà máy, công trình tại các đơn vị thành viên.

Những khó khăn từ dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động SXKD của Tập đoàn mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu ngân sách nhà nước và các địa phương có hoạt động Dầu khí. Vừa qua, trước tình hình khó khăn của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), UBND Tỉnh Quảng Ngãi đã phải có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước để đảm bảo cân đối cung cầu thị trường, nhằm hỗ trợ ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu. 

Không chỉ khó khăn từ dịch bệnh Covid-19, Petrovietnam còn gặp phải những vướng mắc không nhỏ do cơ chế, chính sách chưa được điều chỉnh kịp thời như Luật Dầu khí, cơ chế đầu tư cho lĩnh vực E&P,… Hiện, Petrovietnam có 48 nhóm việc đang được kiến nghị cần được Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan tháo gỡ. Cùng với việc phải đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, duy trì ổn định hoạt động SXKD, Petrovietnam còn phải chịu áp lực hết sức nặng nề đối với các chỉ tiêu, nhiệm vụ mới được giao.

Đương đầu thách thức

Đứng trước muôn vàn khó khăn, trên cơ sở thống nhất của cả hệ thống chính trị, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã tổ chức nhiều cuộc họp chuyên đề, tổng thể cập nhật tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19, diễn biến thị trường ảnh hưởng đến hoạt động của Tập đoàn, yêu cầu gắt gao việc thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các Ban chỉ đạo địa phương; đã ban hành 53 thông báo, 43 chỉ thị, văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên theo từng lĩnh vực, khối theo chuỗi giá trị. Với mục tiêu “Đảm bảo sức khỏe cho người lao động, hoạt động sản xuất xuất kinh doanh đầu tư tiếp tục duy trì ổn định, an toàn, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm thông suốt”, cùng với nhận diện các khó khăn và cơ hội phát sinh để giữ vững kết quả đã đạt được trong 8 tháng đầu năm, đảm bảo dòng tiền hoạt động của các đơn vị thành viên được thông suốt đáp ứng tốt nhu cầu SXKD và đầu tư, hoàn thành kế hoạch cả năm 2021 ở mức cao nhất, Tập đoàn đã và đang thực hiện quyết liệt, đồng bộ 04 nhóm nhiệm vụ, giải pháp ứng phó dịch Covid-19 đó là: 

Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, trong đó tập trung vào: (i) tiếp tục nghiêm túc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và SXKD cao hơn so với yêu cầu chung; (ii) Tiếp cận các nguồn vắc xin và tổ chức tiêm vắc xin an toàn, đảm bảo 2 liều/1 người cho toàn bộ người lao đông trong Tập đoàn; (iii) Sẵn sàng trang thiết bị an toàn phòng chống dịch tại Tập đoàn và các đơn vị để kịp thời hỗ trợ cho các đơn vị khi phát sinh nhu cầu; (iv) Hỗ trợ kịp thời về vật chất, tinh thần, điều kiện an toàn cho CBCNV khi thực hiện các giải pháp “ba tại chỗ” cũng như kéo dài thời gian đổi ca… nhằm động viên tinh thần cho người lao động.

Làm việc trên giàn khoan 

Đảm bảo sản xuất kinh doanh – đầu tư duy trì ổn định an toàn, liên tục: trong đó tập trung thực hiện: (i) Tổ chức thực hiện tốt phương châm “ba tại chỗ”, “hai điểm đến, một cung đường” đối với người lao động trực tiếp làm việc tại các nhà máy, dự án, công trình dầu khí. (ii) Chủ động áp dụng các kịch bản xuất hiện F0 tại khu vực sản xuất (đã được xây dựng) để đưa ra phương án ứng phó phù hợp; (iii) Chia sẻ, điều phối nguồn lực, nhân lực, vật lực (kho chứa) để giảm áp lực tồn kho giữa các đơn vị trong Petrovietnam – đã chỉ đạo PVOIL, BSR, PVNDB, PVTRANS triển khai thực hiện, ngoài ra đã có văn bản gửi Bộ Quốc phòng để hỗ trợ, bố trí kho cho phép các đơn vị Petrovietnam gửi kho xăng, dầu; (iv) Xây dựng các kịch bản điều hành hoạt động SXKD trong toàn Tập đoàn đảm bảo linh hoạt và phù hợp với các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

Đảm bảo lưu thông nguyên nhiên vật liệu sản xuất, sản phẩm nhằm duy trì công tác tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm thông suốt góp phần ổn định thị trường; trong đó tập trung thực hiện bám sát các diễn biến của thị trường, rà soát số liệu tồn kho, nhu cầu thuê kho của các đơn vị trong bối cảnh nhu cầu các sản phẩm đang giảm sút nghiêm trọng.

Đảm bảo tiến độ các dự án đầu tư; trong đó tập trung thực hiện: (i) Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án hoàn thành trong năm 2021, 2022; phân cấp triệt để trong công tác quản trị đầu tư, đi đôi với tăng cường giám sát kiểm tra thực hiện; (ii) Hoàn thành các thủ tục liên quan đến đầu tư lĩnh vực E&P để trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt/thông qua làm cơ sở triển khai thực hiện; tập trung cho các dự án E&P trong khu vực truyền thống.

Bảo vệ thành quả

Trên cơ sở thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu 8 tháng đầu năm 2021, trong thời gian còn lại của năm 2021, Tập đoàn phấn đấu giữ vững kết quả đã đạt được, tiếp tục tập trung 5 nhóm giải pháp đó là:

Người đại diện/Thủ trưởng các đơn vị triển khai cập nhật, dự báo diễn biến của dịch bệnh, chuẩn bị nguồn lực, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kịp thời việc tiêm vắc-xin mũi 2 cho người lao động toàn Tập đoàn.

Đảm bảo SXKD – đầu tư duy trì ổn định an toàn, liên tục. Xây dựng mô hình hoạt động tại các nhà máy, công trường phù hợp từng giai đoạn kiểm soát dịch bệnh đảm bảo chủ động trong hoạt động SXKD.

Rà soát việc thực hiện công tác đầu tư và quản trị Danh mục đầu tư tại Tập đoàn và các đơn vị thành viên nhằm đảm bảo tiến độ các dự án: (i) Tập trung đưa dự án Sông Hậu 1 vận hành vào đầu tháng 11/2021; (ii) Sớm đưa các công trình mới (BK 19, BK 18A) vào khai thác để gia tăng sản lượng khai thác dầu trong năm 2021…

Trên cơ sở dự báo về kinh tế vĩ mô, thị trường, triển khai xây dựng kế hoạch hoạt động SXKD năm 2022 tại Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Rà soát, triển khai các công việc chuẩn bị cho sản xuất, kinh doanh đón đầu phục hồi kinh tế, cập nhật danh mục sản phẩm chủ lực, sản phẩm thay thế và kế hoạch phát triển thị trường thích nghi với thay đổi về nhu cầu cũng như tình hình chuyển dịch năng lượng, triển khai trong quý IV/2021.

Bảo dưỡng ngoài trời 

Triển khai đồng bộ chuyển đổi số và ứng dụng các nền tảng số ở tất cả các đơn vị trong Tập đoàn, (tập trung triển khai thống nhất hệ thống ERP); hoàn thành số hóa toàn bộ nghiệp vụ, quy trình, hệ thống quản trị trong năm 2021.

Trong bối cảnh hiện nay, thị trường giữ vai trò “sống còn” đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với vị thế là doanh nghiệp giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước, Petrovietnam đã chủ động nắm bắt thời cơ, tiếp tục đẩy mạnh “quản trị biến động”, thường xuyên cập nhật dữ liệu, dự báo thị trường, đưa ra kịch bản tối ưu, đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động của Tập đoàn. Bên cạnh đó, Petrovietnam tiếp tục xây dựng các giải pháp, kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm dầu khí, đẩy mạnh xuất khẩu song song với việc phát triển, củng cố, kiểm soát thị trường, tạo cơ sở phát triển và nắm bắt cơ hội tiêu thụ sản phẩm khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát kéo theo nhu cầu của thị trường tăng trong thời gian tiếp theo. Đặc biệt, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện thuận lợi của Đảng, Chính phủ, của các cấp, các ngành và các địa phương, cùng với truyền thống “vượt khó” – giá trị cốt lõi của Văn hóa Petrovietnam, người lao động Dầu khí sẽ nỗ lực, kiên cường để có thể hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó./.

Theo PVN

0 0 Continue Reading →

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dầu khí (Kỳ 1)

Kỳ 1: Mô hình quản lý nhà nước về dầu khí

Quản lý nhà nước về dầu khí tại các quốc gia trên thế giới mặc dù được áp dụng theo các mô hình khác nhau, song chủ yếu quy trình phê duyệt liên quan đến hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí được thực hiện ở cấp độ của cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí (thường là cơ quan trực thuộc Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ chủ quản thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dầu khí).

Trong quản lý nhà nước về dầu khí, các quốc gia trên thế giới mặc dù áp dụng mô hình quản lý khác nhau, song đều xác định rõ vai trò quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí. Còn các cơ quan quản lý cấp cao của Chính phủ chỉ xem xét phê duyệt các quy trình có ảnh hưởng lớn đến quyền “sở hữu nhà nước đối với tài nguyên dầu khí” như phê duyệt dự thảo hợp đồng dầu khí, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng dầu khí…

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích mô hình quản lý nhà nước của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết quản lý nhà nước về dầu khí trên thế giới hiện nay được chia thành 4 mô hình chính.

Mô hình thứ nhất, Chính phủ thực hiện chức năng hoạch định, ban hành chính sách về dầu khí. Luật dầu khí trao quyền cho công ty dầu khí quốc gia sở hữu về dầu khí. Mô hình này được áp dụng tại Malaysia, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) thực hiện cả 3 vai trò: (i) hoạch định, ban hành các chính sách về dầu khí; (ii) quản lý nhà nước về dầu khí; (iii) đầu tư trực tiếp vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí tại Malaysia.

Mô hình thứ 2, Chính phủ hoạch định và ban hành chính sách về dầu khí đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dầu khí. Công ty dầu khí quốc gia đóng vai trò độc lập, chỉ thực hiện chức năng của nhà đầu tư. Mô hình này được áp dụng điển hình tại: Na Uy, Indonesia, Algeria và Mexico…

Mô hình thứ 3, Chính phủ hoạch định, ban hành các chính sách về dầu khí đồng thời thực hiện vai trò quản lý nhà nước về dầu khí. Công ty dầu khí quốc gia vừa tham gia thực hiện vai trò quản lý nhà nước về dầu khí, vừa đóng vai trò nhà đầu tư/điều hành hoạt động dầu khí. Mô hình này được áp dụng tại Việt Nam, Myanmar, Iran…

Mô hình thứ 4, Chính phủ thành lập cơ quan quản lý về dầu khí để thực hiện hoạch định, ban hành các chính sách về dầu khí đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dầu khí. Mô hình này được áp dụng tại các quốc gia có các công ty dầu khí quốc tế (IOCs) hàng đầu của thế giới như: Mỹ, Anh, Canada…

Tại Việt Nam, “quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí” được quy định ngay từ khi Luật Dầu khí lần đầu tiên được ban hành (Luật Dầu khí 1993), trong đó khẳng định “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí”. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí năm 2008 xác định vai trò, chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí, trong đó “Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí”.

Giàn xử lý trung tâm Sao Vàng 

Theo quy định, Thủ tướng Chính phủ là cơ quan phê duyệt có tính pháp lý cao nhất đối với kết quả đấu thầu lô dầu khí và hợp đồng dầu khí; phương án hợp tác để triển khai hoạt động dầu khí tại các vùng chồng lấn với nước ngoài; kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí; danh mục các lô dầu khí, phân định và điều chỉnh giới hạn các lô dầu khí…, báo cáo trữ lượng (RAR); kế hoạch phát triển mỏ/kế hoạch phát triển mỏ điều chỉnh (FDP/FDP điều chỉnh);

Bộ Công Thương có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí (ODP), kế hoạch khai thác sớm (EDP) tại các khu vực diện tích hợp đồng; phê duyệt kế hoạch, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và việc phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật… 

Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật (ví dụ như: Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành các quy định liên quan đến thuế trong hoạt động dầu khí). UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí tại địa phương theo quy định của pháp luật. 

Công ty dầu khí quốc gia là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ký kết hợp đồng dầu khí; quản lý và giám sát việc thực hiện của nhà thầu/người điều hành trong các hợp đồng/dự án thăm dò khai thác dầu khí ở trong nước thông qua việc phê duyệt chương trình công tác và ngân sách hàng năm, kế hoạch/chương trình thẩm lượng, xác lập diện tích phát triển, lịch trình khai thác…

Với các quy định hiện hành, hoạt động dầu khí tại Việt Nam đang có quá nhiều cơ quan cùng tham gia vào hoạch định chính sách và phê duyệt các quy trình liên quan (Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí, Bộ/cơ quan ngang Bộ, Công ty dầu khí quốc gia, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Trong khi đó, cơ chế chính sách pháp luật về dầu khí hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, các điều khoản hợp đồng dầu khí chưa đủ hấp dẫn, cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực, điều kiện tiềm năng dầu khí trong nước ngày càng hạn chế, gây khó khăn rất lớn trong việc thu hút đầu tư, đặc biệt là nước ngoài trong hoạt động tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng.

Giàn xử lý trung tâm Sao Vàng

Trong giai đoạn 2016 – 2020, PVN chỉ ký được 8 hợp đồng dầu khí mới, trong đó chỉ ký được 1 hợp đồng dầu khí duy nhất với công ty dầu khí nước ngoài là Murphy Oil.

Để thu hút đầu tư vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, các nước trên thế giới có xu hướng đơn giản hóa các thủ tục nhất là khi tài nguyên dầu khí còn lại có điều kiện thăm dò, khai thác dầu khí ngày càng khó khăn, phức tạp (khu vực nước sâu xa bờ, rủi ro cao), xu hướng chuyển dịch năng lượng (từ năng lượng truyền thống sang các dạng năng lượng mới). Tại một số quốc gia, công ty dầu khí quốc gia cũng có sự điều chỉnh về vai trò để trở thành công ty dầu khí độc lập, thực hiện chức năng chính của nhà đầu tư và không tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước về dầu khí.

Theo TS. Ngô Thường San – Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, Luật Dầu khí và các văn bản pháp quy dưới luật cần được rà soát, sửa đổi để phù hợp với hiện trạng kinh tế dầu khí thế giới, tiềm năng dầu khí trong nước, khuyến khích đầu tư nước ngoài tận khai thác các mỏ đang suy giảm, nâng cao hệ số thu hồi dầu, đầu tư phát triển các mỏ cận biên, các khu vực nước sâu, xa bờ. 

Đồng quan điểm này, chuyên gia Đoàn Văn Thuần – Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí, VPI đề xuất trong quá trình xem xét, sửa đổi/bổ sung Luật Dầu khí hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét để có các thay đổi/điều chỉnh trong phân định về thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí nhằm đơn giản hóa các thủ tục phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế.
Theo PVN

0 0 Continue Reading →

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dầu khí (Kỳ 2)

Xu hướng chuyển dịch năng lượng, giá dầu biến động, tài nguyên dầu khí ngày càng hạn chế… là các yếu tố chính khiến các quốc gia trên thế giới điều chỉnh mô hình quản lý nhà nước về dầu khí theo hướng linh hoạt, gia tăng ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí.

Kỳ 2: Quản lý nhà nước về thăm dò khai thác dầu khí trên thế giới

Malaysia giao quyền sở hữu tài nguyên dầu khí cho Petronas

Là quốc gia có sản lượng khai thác dầu khí lớn thứ 2 ở Đông Nam Á, việc quản lý nhà nước về dầu khí tại Malaysia đang được áp dụng theo mô hình trong đó chính phủ thực hiện chức năng hoạch định, ban hành chính sách về dầu khí. Thủ tướng Chính phủ Malaysia là cấp quản lý cao nhất quy định và ban hành các vấn đề chính sách liên quan đến năng lượng quốc gia bao gồm có dầu khí. Hội đồng tư vấn dầu khí quốc gia tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ Malaysia về các vấn đề chính sách, lợi ích quốc gia và các vấn đề liên quan đến dầu khí.

Với mô hình quản lý nhà nước về dầu khí như vậy, công ty dầu khí quốc gia của Malaysia – Petroliam Nasional Berhad (Petronas) được trao quyền thực hiện cả 3 vai trò: (i) tham gia hoạch định, ban hành các chính sách về dầu khí; (ii) quản lý nhà nước về dầu khí; (iii) đầu tư trực tiếp vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí tại Malaysia.

Luật Phát triển Dầu khí (Petroleum Development Act – 1974) trao quyền sở hữu toàn bộ tài nguyên dầu khí của Malaysia cho Petronas. Theo đó, Petronas trực tiếp đầu tư, điều hành hoạt động thăm dò khai thác dầu khí thông qua công ty con (Petronas Carigali) đồng thời Petronas cũng tham gia cùng với Ban Kinh tế Kế hoạch (thuộc Văn phòng Thủ tướng) xây dựng các chính sách về dầu khí trong tổng thể các chính sách về năng lượng. 

Vai trò quản lý hoạt động dầu khí thượng nguồn của Petronas được thực hiện thông qua đơn vị quản lý dầu khí của Malaysia (Malaysia Petroleum Management – MPM) để quản lý, giám sát mọi vấn đề liên quan từ khi hình thành dự án, lựa chọn nhà thầu, đám phán ký kết hợp đồng dầu khí cho đến công đoạn triển khai và kết thúc dự án. 

Nhà thầu khi muốn tham gia vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Malaysia, phải xin cấp phép và nhận giấy phép từ Petronas. Petronas thông qua MPM ký kết hợp đồng dầu khí với các công ty dầu khí và chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động.

Petronas xây dựng và ban hành Hệ thống quy trình hướng dẫn đối với hoạt động thăm dò khai thác dầu khí (Procedures and guidelines for upstream activities – PPGUA) gồm đầy đủ trình tự, thủ tục liên quan từ khi ký kết hợp đồng dầu khí, tiến hành hoạt động thăm dò, khoan, phát triển mỏ, khai thác dầu khí… Ngoài việc cấp phép (ký kết hợp đồng dầu khí PSC hoặc RSC) cần có sự phê duyệt/chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, các quy trình liên quan khác được quy định trong PPGUA đều được Petronas phê duyệt (thông qua MPM). 

Trong đó, MPM phê duyệt đối với báo cáo đánh giá trữ lượng dầu khí hàng năm và các thay đổi/điều chỉnh trữ lượng dầu khí. PPGUA không có quy định riêng về phê duyệt báo cáo trữ lượng đối với phát hiện dầu khí thương mại được đưa vào phát triển mà được xem xét trong các bước đánh giá (milestone) của quy trình phê duyệt Báo cáo kế hoạch phát triển mỏ (FDP). 

Với cơ chế quản lý nhà nước đồng bộ và hiệu quả, Petronas vượt qua “cú sốc” giá dầu và đạt kết quả khả quan trong lĩnh vực thượng nguồn vào năm 2020. Nguồn: Petronas

 

MPM tham gia vào toàn bộ quy trình đánh giá và thực hiện FDP gồm: Lập kế hoạch nhằm tối ưu hóa khu vực phát triển/tiến độ; nghiên cứu FDP (G&G, mô hình tầng chứa, phương án phát triển, thiết kế kỹ thuật tổng thể); phê duyệt và thực hiện FDP. 

MPM thành lập Hội đồng đánh giá kỹ thuật (TRC) và Hội đồng đánh giá thực hiện (ERC) đóng vai trò tư vấn kỹ thuật cho Petronas trong quá trình đánh giá FDP. FDP cuối cùng được MPM phê duyệt sau khi nhận được chứng thực của các bên tham gia trong hợp đồng/dự án. 

Từ năm 1976, Malaysia áp dụng hình thức hợp đồng chia sản phẩm trong hoạt động TDKT dầu khí và luôn có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với các điều kiện đặc thù về tài nguyên dầu khí (áp dụng PSC R/C với các mỏ có chi phí cao/rủi ro cao, RSC đối với các mỏ dầu khí cận biên, các điều khoản PSC riêng đối với khu vực nước sâu, khu vực có nhiệt độ cao/áp suất cao). Đối với các mỏ dầu khí có quy mô nhỏ (có trữ lượng dưới 15 triệu thùng dầu), từ năm 2019, Petronas đã và đang nghiên cứu mẫu PSC mới (SFA PSC) theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, ở giai đoạn tiền phát triển, FDP được Petronas xem xét 1 lần thay vì 5 bước đánh giá như các dự án thông thường trước khi có FDP chính thức.

Indonesia cho phép NOC thành công ty dầu khí độc lập

Có phát hiện dầu đầu tiên ở Bắc Sumatra vào năm 1885, việc quản lý nhà nước về dầu khí ở Indonesia được áp dụng theo mô hình trong đó chính phủ hoạch định và ban hành chính sách về dầu khí đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dầu khí; công ty dầu khí quốc gia (NOC) đóng vai trò độc lập, chỉ thực hiện chức năng của nhà đầu tư. 

Tại Indonesia, Tổng cục Dầu khí (DGOG) là cơ quan thuộc Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản (MoEMR) chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành các chính sách về năng lượng.

Trước đây, Công ty Dầu khí Quốc gia Indonesia (Pertamina) giữ vai trò độc quyền trong hoạt động thăm dò khai thác, vận chuyển, phân phối và bán sản phẩm dầu khí tại Indonesia. Từ năm 2001, Pertamina được chuyển đổi thành công ty dầu khí độc lập. Chính phủ Indonesia thành lập BPMIGAS (2002) và sau đó đến năm 2013 được thay thế bằng SKK Migas (đơn vị thuộc MoEMR) để quản lý nhà nước về dầu khí. Các quyền và nghĩa vụ của Pertamina phát sinh từ các hợp đồng, thay mặt cho Chính phủ, được chuyển giao cho SKK Migas. SKK Migas báo cáo trực tiếp Tổng thống và được giám sát bởi Ủy ban bao gồm Bộ trưởng MoEMR và các lãnh đạo cấp cao trong cơ quan Chính phủ. 

SKK Migas tư vấn cho MoEMR các vấn đề: Chuẩn bị và đưa ra danh sách các khu vực diện tích hợp đồng và các hợp đồng hợp tác chung; đánh giá các kế hoạch phát triển mỏ đầu tiên trong diện tích hợp đồng nhất định và đệ trình MoEMR phê duyệt; phê duyệt các kế hoạch phát triển mỏ; phê duyệt chương trình công tác và ngân sách; báo cáo MoEMR và giám sát việc thực hiện các hợp đồng hợp tác chung

Quyền thăm dò khai thác chỉ có thể thực hiện được thông qua thỏa thuận/hợp đồng hợp tác giữa chính phủ (thông qua SKK Migas) và nhà thầu. Hợp đồng hợp tác có thể được trao bằng đấu thầu hoặc chào hàng trực tiếp (direct offer). Tuy nhiên các diện tích hợp đồng mới chủ yếu được thực hiện thông qua đấu thầu theo quy định của MoEMR. Hình thức chào hàng trực tiếp được áp dụng trong một số trường hợp trong đó có áp dụng đối với các hợp đồng dầu khí đã hết hạn hoặc được nhà thầu hoàn trả (các hợp đồng này có thể được quản lý bởi Pertamina, nhà thầu hiện tại hoặc điều hành chung giữa nhà thầu theo PSC và Pertamina).  

Indonesia cho phép các nhà đầu tư lựa chọn giữa 2 loại hợp đồng chia sản phẩm: PSC thu hồi chi phí và PSC chia gộp (Gross split PSC), đều được cấp phép trong 30 năm và có thể gia hạn lên đến 20 năm. Tuy nhiên, Indonesia không cho phép chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong PSC cho bên thứ 3 và thay đổi nhà điều hành trong thời gian 3 năm đầu tiên của giai đoạn thăm dò. Việc MoEMR cho phép lựa chọn thay đổi cấu trúc PSC từ “thu hồi chi phí” sang “chia gộp” (với nhiều lựa chọn), cho thấy cơ quan này linh hoạt điều chỉnh các điều khoản của PSC để thu hút đầu tư.

Nhà thầu được yêu cầu thông báo cho Chính phủ và SKK Migas bất kỳ phát hiện nào về dầu khí trong diện tích hợp đồng. Sau khi thông báo được SKK Migas chấp thuận, nhà thầu sẽ trình Kế hoạch phát triển mỏ (Plan of Development – POD) ngay khi có thể (trong thời hạn không quá 3 năm). POD đầu tiên sẽ được MEMR phê duyệt dựa trên ý kiến của SKK Migas sau khi có tham khảo ý kiến của chính quyền khu vực có liên quan. Các POD tiếp theo sẽ được phê duyệt bởi SKK Migas. 

Sau khi POD liên quan được phê duyệt, nhà thầu được yêu cầu bắt đầu hoạt động dầu khí trong vòng 5 năm kể từ khi kết thúc giai đoạn thăm dò, nếu không thực hiện được thì PSC sẽ chấm dứt hiệu lực.

Nhà thầu sẽ trình Chính phủ (SKK Migas hoặc MoEMR) báo cáo trữ lượng dầu khí hàng năm gồm trữ lượng dầu khí xác minh, có khả năng và có thể. Đối với trữ lượng dầu khí xác minh, khi có phát hiện dầu khí thương mại, nhà thầu được yêu cầu chuẩn bị và trình POD cho SKK Migas và MoEMR.

Mô hình quản lý “cồng kềnh” kém hiệu quả tại Myanmar

Myanmar xuất khẩu thùng dầu thô đầu tiên vào năm 1853. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của Mỹ, Liên minh châu Âu và chính sách đầu tư không hiệu quả đã cản trở Myanmar hiện thực hóa tiềm năng dầu khí. Ngoài hệ thống pháp luật về dầu khí dựa trên các nguyên tắc pháp lý của Anh, Ấn độ trước đây, hoạt động thăm dò khai thác dầu khí tại Myanmar bị chi phối bởi hệ thống Luật Doanh nghiệp Kinh tế Nhà nước, Luật Đầu tư Myanmar, Quy tắc Đầu tư Myanmar… Do vậy, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt đối với các hoạt động dầu khí tại Myanmar khá “cồng kềnh”. 

Tại Myanmar, việc quản lý nhà nước về dầu khí được thực hiện theo mô hình trong đó Chính phủ Myanmar hoạch định, ban hành các chính sách về dầu khí đồng thời quản lý nhà nước về dầu khí. Công ty dầu khí quốc gia vừa tham gia thực hiện vai trò quản lý nhà nước về dầu khí, vừa đóng vai trò nhà đầu tư/điều hành hoạt động dầu khí. 

Bộ Điện và Năng lượng (MoEE) là cơ quan trực thuộc Chính phủ Myanmar chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về năng lượng, trong đó có lĩnh vực dầu khí. Vụ Kế hoạch Dầu khí (OGPD), trực thuộc MoEE chịu trách nhiệm đàm phán các PSC. 

Tổng công ty Dầu khí Myanmar (MOGE) vừa là cơ quan quản lý trực thuộc MoEE, vừa là công ty dầu khí quốc gia (NOC). MOGE có trách nhiệm thăm dò và khai thác dầu khí tại Myanmar và độc quyền thực hiện các hoạt động dầu khí với các nhà thầu tư nhân; chịu trách nhiệm quản lý hoạt động dầu khí (ký kết hợp đồng PSC, phê duyệt các kế hoạch phát triển mỏ và thu dọn mỏ, chuyển nhượng quyền lợi tham gia, thay đổi nhà điều hành theo PSC).

Việc quản lý hoạt động thăm dò khai thác dầu khí tại Myanmar còn có sự tham gia của các cơ quan liên quan khác. Trước khi MOGE ký PSC, cần có sự phê duyệt của các cơ quan như: Bộ Kế hoạch và Phát triển Kinh tế Quốc gia, Văn phòng Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Bảo tồn Kinh tế và Lâm nghiệp và Ủy ban Đầu tư Myanmar. 

Ủy ban Đầu tư Myanmar (MIC) thuộc Bộ Đầu tư và Kinh tế Đối ngoại, có thẩm quyền giám sát đối với lĩnh vực dầu khí thượng nguồn. Sự chấp thuận của MIC là cần thiết để phê duyệt việc chỉ định PSC và để nhà đầu tư chuyển quyền lợi theo PSC và thay đổi nhà điều hành trong quá trình phát triển dầu khí.

Để tiến hành các hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, Myanmar cho phép nhà đầu tư có thể tham gia thông qua các hình thức: PSC, Hợp đồng bồi thường (PCC), Hợp đồng cải thiện thu hồi dầu (IPR), Thỏa thuận tăng cường thu hồi cho mỏ nhỏ (IPRs) và Thỏa thuận hoạt động lại (Reactivation Agreements). Các điều khoản tài chính của PSC Myanmar được chia thành PSC khu vực trên bờ, PSC khu vực nước nông ngoài khơi và PSC khu vực nước sâu ngoài khơi.

Chính phủ Anh thành lập cơ quan độc lập để quản lý dầu khí

Tại Vương quốc Anh, Chính phủ thành lập cơ quan quản lý về dầu khí để thực hiện hoạch định, ban hành các chính sách về dầu khí đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dầu khí. 

Bộ Năng lượng Kinh doanh và Chiến lược Công nghiệp (BEIS) có trách nhiệm thiết lập các chính sách về năng lượng và giảm thiểu biến đổi khí hậu; tham vấn về các vấn đề môi trường để xem xét phê duyệt FDP.

Là cơ quan độc lập thuộc sự quản lý của Chính phủ Anh, Cơ quan Quản lý về Dầu khí (Oil and Gas Authority – OGA) có trách nhiệm cấp phép, điều tiết và quản lý lĩnh vực dầu khí. Luật Dầu khí điều chỉnh cả hoạt động khai thác dầu khí ở Anh (không bao gồm phần lãnh thổ đất liền ở Bắc Ireland) và là cơ sở cho các loại giấy phép được cấp bởi OGA (hoặc bởi Bộ trưởng xứ Wales, đối với dầu và khí trên đất liền ở xứ Wales, hoặc bởi Bộ trưởng Scotland, về dầu khí trên đất liền ở Scotland), cho các chủ thể tham gia tìm kiếm và khai thác dầu khí. 

Giấy phép này về bản chất là hợp đồng và các quy định đi kèm theo hợp đồng, được thực hiện như chứng thư và được phép chuyển giao từ Nhà nước cho chủ thể được cấp phép. OGA chỉ cấp giấy phép cho tổ chức có năng lực kỹ thuật và tài chính phù hợp để đóng góp vào Chiến lược tối đa hóa thu hồi lợi ích của Anh (MER UK). Các loại giấy phép trong lĩnh vực dầu khí đang được cấp tại Anh gồm: giấy phép khai thác trên biển; giấy phép khai thác trên đất liền; giấy phép thăm dò đều được cấp bởi OGA và cần có sự đồng ý của OGA đối với việc bán, chuyển nhượng các loại giấy phép này.

Vương quốc Anh sử dụng hợp đồng tô nhượng (hợp đồng được ký với người nước ngoài/tổ chức nước ngoài, trong đó chính phủ nước sở tại cho người nước ngoài/tổ chức nước ngoài hưởng những quyền lợi đặc biệt trong lĩnh vực khai thác  thượng nguồn). Thời hạn của giai đoạn thăm dò ban đầu là 4 năm và được chia thành 2 giai đoạn nhỏ (2+2), có thể gia hạn thêm 4 năm. Sau khi FDP được phê duyệt, thời hạn của hợp đồng có thể kéo dài tới 40 năm.

***

Từ kinh nghiệm quản lý nhà nước về dầu khí tại 4 quốc gia trên thế giới (Malaysia, Indonesia, Myanmar, Anh) cho thấy, dù được áp dụng theo mô hình khác nhau, song chủ yếu quy trình phê duyệt liên quan đến hoạt động  tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí được thực hiện ở cấp độ của cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí (thường là cơ quan chủ quản thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dầu khí).

Ngoại trừ Myanmar (với mô hình quản lý nhà nước “cồng kềnh”, thiếu linh hoạt, kém hiệu quả), 3 mô hình còn lại áp dụng ở Malaysia, Indonesia, Vương quốc Anh cho thấy sự phân định rõ vai trò, trách nhiệm trong quản lý, giám sát theo thẩm quyền, trong đó ở mỗi quốc gia vai trò của cơ quan quản lý về dầu khí được thể hiện rất rõ nét (MPM của Malaysia, MoEMR/SKK Migas của Indonesia, OGA của Anh). 

Theo Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), xu hướng chuyển dịch năng lượng, giá dầu biến động, tài nguyên dầu khí ngày càng hạn chế (chủ yếu tập trung ở khu vực nước sâu xa bờ, cần vốn đầu tư lớn, rủi ro cao)… là các yếu tố chính khiến các quốc gia trên thế giới điều chỉnh mô hình quản lý nhà nước về dầu khí theo hướng linh hoạt, gia tăng các cơ chế ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí, đặc biệt trong bối cảnh giá dầu biến động và dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Các cơ chế, chính sách theo hướng có lợi, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và nước chủ nhà trong các điều kiện mới cần được tăng cường xem xét, nghiên cứu áp dụng.
Theo PVN

0 0 Continue Reading →

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dầu khí (Kỳ 3)

Xu hướng chuyển dịch năng lượng, giá dầu biến động, tài nguyên dầu khí ngày càng hạn chế (chủ yếu tập trung ở khu vực nước sâu xa bờ, cần vốn đầu tư lớn, rủi ro cao)… là các yếu tố chính khiến các quốc gia trên thế giới điều chỉnh mô hình quản lý nhà nước về dầu khí theo hướng linh hoạt, gia tăng các cơ chế ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

Kỳ 3: Quản lý nhà nước về dầu khí phù hợp với tình hình mới

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đánh giá: “Quy định pháp luật của ngành năng lượng nói chung và từng phân ngành nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu thống nhất, chưa bảo đảm tính tương thích với pháp luật quốc tế. Một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa thúc đẩy việc xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh. Chính sách về đầu tư phát triển, quản lý tài nguyên năng lượng còn thiếu, chưa đồng bộ”.

Để thực hiện nhiệm vụ được Bộ Chính trị giao “Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển; nâng cao hệ số thu hồi, tận thu các mỏ nhỏ, khối sót cận biên…” (Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020), các chuyên gia cho rằng cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành Dầu khí. Trong đó, phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng sản xuất kinh doanh; tách bạch các trách nhiệm xã hội với nhiệm vụ bảo toàn vốn, phát triển doanh nghiệp. Luật Dầu khí cần điều chỉnh áp dụng cho toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí và cho phép áp dụng Luật Dầu khí trong trường hợp có sự chưa thống nhất với các luật khác nhằm hạn chế tối đa các vướng mắc do phải áp dụng các luật khác nhau.

Trên cơ sở phân tích mô hình quản lý của các quốc gia trên thế giới, chuyên gia Đoàn Văn Thuần – Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét các các thay đổi/điều chỉnh trong thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí trong Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt các quy trình có ảnh hưởng lớn đến quyền “sở hữu nhà nước đối với tài nguyên dầu khí” như phê duyệt dự thảo Hợp đồng dầu khí; chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong Hợp đồng dầu khí; chấm dứt Hợp đồng dầu khí. 

PVN đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2009 – 2020 

Để tăng tính chủ động trong quá trình triển khai và phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế, Thủ tướng Chính phủ xem xét trao quyền cho cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí (Bộ Công Thương) hoặc công ty dầu khí quốc gia (PVN) phê duyệt: Danh mục các lô dầu khí; kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu; chuyển đổi cam kết công việc; giữ lại diện tích, kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí; hoàn trả diện tích tìm kiếm thăm dò; mở rộng phạm vi hợp đồng trong trường hợp phát hiện thương mại vượt ra ngoài ranh giới phạm vi hợp đồng đó; báo cáo trữ lượng dầu khí; FDP/FDP điều chỉnh.

Đối với lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí, VPI cho rằng đây là hoạt động rủi ro cao do chủ yếu được thực hiện ở khu vực nước sâu xa bờ (vài km dưới đáy biển), chi phí lớn, điều kiện thi công khó khăn. Trên thế giới, xác suất thành công của các giếng khoan thăm dò ngoài khơi trung bình chỉ khoảng 10 – 20%. Tuy nhiên, chỉ có tìm kiếm thăm dò mới có thể gia tăng được trữ lượng, đây là cơ sở để có các bước tiếp theo là phát triển mỏ và khai thác dầu khí. 

Trong bối cảnh xu hướng chuyển dịch năng lượng, giá dầu biến động, tài nguyên dầu khí ngày càng hạn chế, VPI đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xem xét linh hoạt trong việc áp dụng các hình thức hợp đồng dầu khí (ngoài PSC), gia tăng các cơ chế ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. Các cơ chế, chính sách theo thông lệ quốc tế, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và nước chủ nhà trong các điều kiện mới cần được khẩn trương xem xét, nghiên cứu áp dụng.

Từ khi thành lập đến cuối năm 2020, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã khai thác được trên 420 triệu tấn dầu thô, 160 tỷ m3 khí, sản xuất 200 tỷ kWh điện, 70 triệu tấn xăng dầu và 20 triệu tấn phân bón (urea), là trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước và là tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác. 

Theo PVN

0 0 Continue Reading →

Giao ban CEO lần thứ 10 – 2021: PetroVietnam chủ động linh hoạt thích ứng với trạng thái bình thường mới

Ngày 4/10, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đã chủ trì buổi giao ban điều hành sản xuất, kinh doanh thường kỳ lần thứ 10 năm 2021 trực tuyến với thủ trưởng các đơn vị trong toàn Tập đoàn nhằm “linh hoạt thích ứng” với trạng thái bình thường mới.
Các điểm cầu trực tuyến

Tham dự buổi giao ban có đồng chí Hoàng Quốc Vượng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn; các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, thành viên HĐTV, Phó Tổng giám đốc, Trưởng các ban chuyên môn/văn phòng Tập đoàn cùng lãnh đạo các đơn vị thành viên của Tập đoàn. 

Trong tháng 9, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của Tập đoàn tiếp tục gặp nhiều tác động tiêu cực do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trường các sản phẩm dầu khí đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt là tình trạng giãn cách xã hội diện rộng tại nhiều địa phương. Trong bối cảnh đó, Petrovietnam đã triển khai hàng loạt các biện pháp để ứng phó, công tác dự báo, quản trị biến động, linh hoạt trong điều hành, kết nối các mắt xích trong chuỗi giá trị của Tập đoàn theo chiều dọc và chiều ngang được đẩy mạnh đã tối đa giá trị của từng đơn vị và mở rộng thị trường… giúp Tập đoàn ứng phó kịp thời với những khó khăn, giữ vững và duy trì nhịp độ SXKD. 

Lắp đặt thành công giàn BK-19 đầu tháng 9-2021 

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2021, Petrovietnam đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, khai thác dầu thô tháng 9 vượt 15,4% kế hoạch tháng 9, tính chung 9 tháng đạt 8,20 triệu tấn, vượt 13,0% kế hoạch 9 tháng. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn tháng 9/2021 ước đạt 44,9 nghìn tỷ đồng, vượt 11% kế hoạch tháng 9/2021, lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 đạt 437,8 nghìn tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch 9 tháng. Petrovietnam góp phần quan trọng vào nguồn thu ngân sách Nhà nước khi đã nộp NSNN 9 tháng đạt 65,9 nghìn tỷ đồng, vượt 5,0% kế hoạch năm 2021 và vượt 17% so với cùng kỳ năm 2020. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lớn gặp khó khăn, thua lỗ, những đóng góp quan trọng của Petrovietnam thể hiện nỗ lực rất lớn của tập thể lãnh đạo Tập đoàn, các đơn vị thành viên và gần 60.000 người lao động Dầu khí. 

Công tác quản trị điều hành được triển khai sát với diễn biến thực tế, kịp thời thích ứng với những biến động của thị trường, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị từ khâu thượng nguồn, trung nguồn đến hạ nguồn. Đảm bảo tối ưu công tác quản lý dòng tiền tại các đơn vị và không làm gián đoạn chuỗi sản xuất, cung ứng. Kiểm soát và linh hoạt trong công tác tồn trữ các sản phẩm. Quản trị tận dụng tối đa sự phối hợp giữa các đơn vị trong chuỗi giá trị nhằm bảo đảm lợi ích chung của Petrovietnam và của Nhà nước.

Người lao động Dầu khí đảm bảo an toàn sản xuất trong dịch COVID-19

Công tác quản trị đầu tư đã có nhiều chuyển biến tích cực, 9 tháng đầu năm đã hoàn thành đưa mỏ Sư Tử Trắng pha 2 vào khai thác theo đúng kế hoạch, các dự án phát triển mỏ như BK-18A, BK-19 đã và đang được triển khai tích cực theo tiến độ đề ra (dự kiến sẽ đưa công trình BK-19 vào hoạt động vào cuối tháng 10/2021, công trình BK-18A vào cuối tháng 11/2021); tiếp tục tập trung  mọi nguồn lực để sớm đưa vào vận hành các dự án điện Sông Hậu 1, Thái Bình 2, trong đó dự kiến đưa vào vận hành thương mại Tổ máy số 1 dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 vào đầu tháng 11/2021.

Bên cạnh hoạt động SXKD, Petrovietnam còn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19. Từ đầu năm 2021, toàn Tập đoàn đã thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19; triển khai thực hiện hiệu quả mô hình sản xuất, vận hành “ba tại chỗ” có vùng đệm, vùng kết nối. Đặc biệt, thực hiện nhanh, kịp thời chiến lược tiêm vắc-xin kết hợp với chăm lo sức khỏe cho người lao động. Tính đến 30/9/2021, toàn Tập đoàn đã tham gia ủng hộ công tác phòng chống Covid là 775,8 tỷ đồng, trong đó đóng góp cho Quỹ vắc-xin 554,9 tỷ đồng. Công tác tiêm chủng trong toàn Tập đoàn được đặc biệt quan tâm và khẩn trương triển khai, đến nay, hầu hết người lao động trong Tập đoàn đã được tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin, đặc biệt ưu tiên người lao động trực tiếp tại các công trình, dự án, nhà máy…

Công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí 9 tháng đầu năm 2021 đạt 2.209,6 tỷ đồng bằng 80,9% kế hoạch tiết giảm năm 2021. Công tác chuyển đổi số triển khai tích cực. Công tác an ninh, an toàn dầu khí, an toàn môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trên các công trình dầu khí được giám sát chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc. Công tác truyền thông, văn hóa doanh nghiệp được triển khai đồng bộ, sâu rộng và đạt hiệu quả tích cực; thương hiệu, uy tín của Tập đoàn ngày càng được nâng cao, hình ảnh Petrovietnam đã tạo ấn tượng tốt đẹp trong dư luận xã hội. Các công tác khác như đào tạo, quản lý, chính sách tiền lương cũng được tập trung triển khai đúng như kế hoạch.

Ngày 9/9, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings đã xác nhận Petrovietnam có xếp hạng tín nhiệm độc lập ở mức BB+, xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) tại mức BB với “Triển vọng tích cực”; xếp hạng nợ ưu tiên không có tài sản bảo đảm của Petrovietnam được đánh giá tại mức BB. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Fitch Ratings đánh giá xếp hạng tín nhiệm riêng của Petrovietnam ở mức BB+. Đánh giá tích cực này từ Fitch Ratings cho thấy sự ghi nhận những kết quả đạt được của Petrovietnam trong những năm qua. 

Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả hoạt động SXKD tháng 9 và 9 tháng năm 2021, Ban Tổng giám đốc và lãnh đạo các Ban theo từng lĩnh vực phụ trách đã trao đổi xử lý, giải quyết các khó khăn và đưa ra các giải pháp hỗ trợ các đơn vị thành viên trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư.

Toàn cảnh phòng họp Hội đồng thành viên 

Sau khi nghe ý kiến trao đổi, xử lý, giải quyết công việc của lãnh đạo các đơn vị, lãnh đạo các Ban và các Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, đồng thời tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Hoàng Quốc Vượng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng ghi nhận và đánh giá cao kết quả đã đạt được trong 9 tháng năm 2021, định hướng phát triển sau khi kiểm soát dịch bệnh chuyển từ “Zero Covid” sang “chủ động thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch bệnh”; lưu ý Tập đoàn cùng các đơn vị cập nhật đánh giá tình hình, sẵn sàng “thích ứng linh hoạt” với diễn biến của dịch bệnh Covid-19, từ đó có giải pháp khắc phục khó khăn, mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nắm bắt cơ hội phục hồi tăng trưởng. Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đề nghị các đơn vị tiếp tục nỗ lực, phấn đấu vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động SXKD ổn định, đảm bảo an toàn cho người lao động; giao nhiệm vụ để các Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, Trưởng các ban chuyên môn, lãnh đạo các đơn vị thành viên nhanh chóng rà soát, xử lý các nhiệm vụ, các kết luận, chỉ đạo của lãnh đạo Tập đoàn đúng tiến độ. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai đồng bộ chuyển đổi số trong toàn Tập đoàn.

Tổng Giám đốc PetroVietnam Lê Mạnh Hùng

Lãnh đạo Tập đoàn cũng đề nghị các đơn vị tổ chức lấy ý kiến góp ý của cán bộ, người lao động, các đơn vị, đối tác, nhà thầu liên quan vào Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi và nhấn mạnh, đây là nội dung, là cơ sở quan trọng tạo lực đẩy phát triển bền vững của Petrovietnam trong những năm tới./.
Theo PVN

0 0 Continue Reading →

Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Vũng Tàu tổ chức Hội nghị Tổng kết kết quả SXKD năm 2018, kế hoạch nhiệm vụ năm 2019

Ngày 14 tháng 12 năm 2018, Công ty cổ phần vận tải Dầu khí Vũng Tàu đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018, đề ra phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 và Hội nghị Người lao động.

Đến tham dự hội nghị có Ông Phạm Việt Anh- Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tổng Công ty; các Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty và Lãnh đạo các đơn vị thành viên.

Trong năm 2018 mặc dù còn rất nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Tổng công ty, sự nỗ lực của toàn thể CBCNV trong công ty, PVTrans Vũng Tàu đã hoàn thành kế hoạch được giao với  Doanh thu đạt 413,07 tỷ đồng vượt 16,36% so với kế hoạch; Lợi nhuận đạt 10,10 tỷ đồng vượt 1% so với kế hoạch.

Tại hội nghị, PVTrans Vũng Tàu cũng đã vinh dự được Tổng giám đốc Tổng công ty trao giấy khen cho 2 tập thể đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, 3 tập thể đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến và 13 cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao năm 2018 , để ghi nhận sự những nỗ lực và cố gắng của Công ty trong năm 2018 vừa qua.

Bước sang năm 2019 với nhiều khó khăn, thử thách, nhưng với tinh thần “ Kỷ cương, trách nhiệm, đoàn kết, hiệu quả “, ban Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên PVTrans Vũng Tàu quyết tâm vượt qua mọi khó khăn và phấn đấu về đích sớm các chỉ tiêu Doanh thu – Lợi nhuận mà Tổng công ty đã giao phó./.

PVTrans Vũng Tàu 

0 0 Continue Reading →